thuốc thú y saovietphar
    TRANG CHỦ
    Giới thiệu
    Sản phẩm
    Tin tức kỷ thuật
    Thư viện ảnh
    Tuyển dụng
    Liên hệ
Lịch sử hình thành và phát triển
Thuốc bột hòa tan Thuốc nước uống Thuốc tiêm
Kỷ thuật chăn nuôi Mô hình chuồng nuôi Tin tức chuyên ngành
Truyện cười VIDEO
Thư mời hợp tác Thư mời tuyển dụng
dịch vu san moi
he ban
  1:57:06 PM

Danh mục chính

Giới thiệu
Sản phẩm
Tin tức kỷ thuật
Kỷ thuật chăn nuôi
Mô hình chuồng nuôi
Tin tức chuyên ngành
Thư viện ảnh
Tuyển dụng
Liên hệ

Tin tức

Cơ hội xuất khẩu thịt lợn đang tới, gạo vẫn trông đợi vào thị trường gần
Xúc tiến tiêu thụ gà đồi Yên Thế năm 2017
Truy xuất nguồn gốc thịt heo đã " Thất thủ"
Chất tạo nạc Cysteamine bị đưa vào danh mục chất cấm sử dụng trong chăn nuôi
Người Sài Gòn sẽ tìm 'quê quán' con gà bằng ứng dụng trên điện thoại
Sự nghiệp chính trị của Thủ tướng trẻ nhất châu Âu
Tìm thấy phòng hổ phách dát vàng 265 triệu USD của Hitler?

LIÊN KẾT

thuốc thú y saovietphar1
thuốc thú y saovietphar2
thuốc thú y saovietphar3
thuốc thú y saovietphar4
HD
thong-bao-tuyen-dung

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 10098237
Đang online: 5

Tin tức kỷ thuật >> Tin tức chuyên ngành

PGS-TS Đinh Thị Bích Lân: Thú y là nghề cao quý
PGS-TS Đinh Thị Bích Lân – Giảng viên cao cấp của Viện Công nghệ Sinh học (Đại học Huế), một trong hai nhà khoa học vừa giành giải thưởng Kovalevskaia 2017 đã khiến tôi bất ngờ với nhận định: Thú y, không đơn giản chỉ là nghề chữa bệnh cho động vật mà còn góp phần tạo ra thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng, qua đó bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Sinh viên y khoa đi học… thú y

 

PGS-TS Đinh Thị Bích Lân đẹp và có phần trẻ so với tuổi 58. Ngắm, trò chuyện với chị một hồi, thấy hình như người này sinh ra không phải để làm khoa học, nhưng không hiểu sao lại gần như trọn đời gắn bó với hàng chục công trình khoa học lớn nhỏ? Chị cười, đó là một cái duyên với nghề.

 

Chị vốn là sinh viên y khoa nhưng khi đi Liên Xô chị lại được phân đi học chuyên ngành… thú y tại Học viện Thú y Matxcơva. “Mình đã khóc rất nhiều vì không được học ngành y” – chị nhớ lại.

 

Nhưng rồi nỗi buồn cũng nhanh chóng qua đi khi ngay buổi lên lớp đầu tiên, chị được các giáo sư người Nga khai sáng tư tưởng khi khẳng định: “Đi theo ngành thú y, các trò đừng nghĩ rằng chỉ để chữa bệnh cho các loại động vật gia súc, mà các trò đang đi theo một con đường rất cao quí, đó là tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng, qua đó bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng”. Nỗi buồn của tôi đã nhanh chóng bị xóa mất, thay vào đó là niềm hân hoan khi được bước sang một con đường mới”.

 

Đặc biệt sự tự tin và quyết tâm đã đến với chị khi những lần đi thực tập ở nông thôn, khi chứng kiến cảnh nông dân Nga đi chăn hàng nghìn con cừu trên thảo nguyên mênh mông bằng ô tô và được hưởng thụ một cuộc sống đủ đầy. Điều này quá trái ngược với cảnh “con trâu đi trước cái cày đi sau” ở Việt Nam mình.

 

“Và tôi hiểu, đó là sức mạnh của khoa học và công nghệ. Chỉ có áp dụng thành quả khoa học công nghệ mới giúp được kinh tế phát triển, người nông dân đỡ vất vả” – chị nói.

 

Suy nghĩ này theo suốt chị trong nhiều năm sau đó khi làm nghiên cứu sinh ở Đại học Obihiro và Đại học Gifu, những trường đại học nổi tiếng đào tạo về thú y của Nhật Bản.

 

“Mỗi khi tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới, tôi lại suy nghĩ, chắt lọc những gì có thể ứng dụng trong điều kiện Việt Nam và mong sao sau khi tốt nghiệp trở về sớm có điều kiện để áp dụng, phát huy những gì đã lĩnh hội được”.

PGS-TS Đinh Thị Bích Lân: Thú y là nghề cao quýPGS-TS Đinh Thị Bích Lân (ngoài cùng) trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Nhân vật cung cấp

 

Và sau khi trở về nước, công tác tại khoa Chăn nuôi Thú y của Trường Đại học Nông Lâm (Đại học Huế), việc làm đầu tiên của PGS-TS Đinh Thị Bích Lân là cùng đồng nghiệp viết dự án để xin kinh phí xây dựng phòng thí nghiệm, đồng thời tìm kiếm mọi nguồn tài trợ để xây dựng cơ sở nghiên cứu thực hành.

 

“Bằng nguồn tài trợ ban đầu của tổ chức Hopeland Nhật Bản, của những người bạn Nhật yêu Việt Nam, chúng tôi bắt đầu xây dựng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng triển khai Công nghệ Sinh học, tiền thân của Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế ngày nay” – chị kể.

 

Song song với việc xây dựng các cơ sở phục vụ nghiên cứu, chị cùng chồng mình – anh Phùng Thăng Long và các đồng nghiệp nghiên cứu cụm đề tài “Lai tạo và hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất các tổ hợp lợn lai ¾ máu ngoại mới có năng suất và tỉ lệ nạc cao”.

 

Và sau hơn 10 năm ròng rã, công trình đã thành công, góp phần vào việc phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc ở tỉnh Thừa Thiên – Huế. Và cụm đề tài này được trao giải B, Giải thưởng Cố đô về Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2011.

 

Mình không làm thì ai làm?

 

Đến thời điểm này, sau hơn 15 năm nghiên cứu, PGS-TS Đinh Thị Bích Lân đã hoàn thành 22 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong đó có nhiều đề tài cấp nhà nước, cấp bộ với vai trò là chủ nhiệm hoặc thành viên nghiên cứu. Chị có hàng chục bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài và là tác giả của 2 giáo trình phục vụ đào tạo ngành thú y tại các trường đại học nông lâm trên cả nước.

 

Nhiều công trình nghiên cứu của chị được đánh giá cao bởi tính mới, tính ứng dụng và hiệu quả kinh tế – tính xã hội mang lại cho cộng đồng. Có thể kể đến các công trình: Nghiên cứu sản xuất que chẩn đoán nhanh bệnh ký sinh trùng Toxoplasma ở người và gia súc”, “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh do Cryptosporidium parvum gây ra ở bò lây sang người và xây dựng quy trình chẩn đoán nhanh”, “Nghiên cứu tạo kháng nguyên bám dính tái tổ hợp để sản xuất KIT chẩn đoán và vắc xin phòng bệnh do E.coli gây ra ở lợn”, “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm sinh học để phòng và trị bệnh cầu trùng ở gà”.

 

Chị nói: “Trong thú y, có 3 khâu quan trọng là chẩn đoán, phòng bệnh và điều trị. Tôi đã chọn các vấn đề nghiên cứu nằm trong 3 khâu này, mong sao tạo ra được những sản phẩm có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần tạo ra những sản phẩm sạch, phục vụ cho cộng đồng”.

 

Thực tế thì ở nước mình, nghiên cứu khoa học còn có nhiều khó khăn bởi cơ sở vật chất chưa đồng bộ, kinh phí dành cho nghiên cứu còn hạn hẹp. Nhiều khi, vợ chồng chị phải bỏ tiền túi ra để nghiên cứu. Và khi đã nghiên cứu thành công, sản phẩm có tính thực tiễn cao thì việc đưa vào sử dụng cũng cần phải có nhiều thời gian để hoàn thành các thủ tục hành chính.

 

“Đến thời điểm này, những sản phẩm nghiên cứu của tôi vẫn đang ở trong quá trình thử nghiệm, chưa đưa được ra thị trường bởi đang đợi Cục Thú y, Bộ NNPTNT khảo nghiệm trước khi cấp giấy phép lưu hành để sản xuất đại trà. Tuy nhiên, việc khảo nghiệm của Cục Thú y cũng đang gặp khó khăn bởi đây là sản phẩm công nghệ cao, hiện chưa có trong danh mục của Bộ Tiêu chuẩn Việt Nam về lĩnh vực kháng thể, nên… phải đợi cập nhật!” – chị nói.

 

Khi trò chuyện với chị, tôi đã hỏi vì sao nghiên cứu khoa học gặp nhiều khó khăn như vậy mà chị vẫn còn theo đuổi? Chị cười, nói rằng, chị làm vì đam mê và mong muốn tạo ra được sản phẩm có ích cho xã hội”. Chị bảo, động cơ lớn nhất của mình là khát khao làm điều gì đó có ích cho xã hội, cho nền chăn nuôi của đất nước.

 

“Là một trong những người được đi học tập ở nước ngoài từ khi đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, còn rất nghèo, được học tập và lĩnh hội những kiến thức chuyên sâu và kỹ thuật tiên tiến, nếu những người như mình không làm chút gì đấy có ích cho xã hội thì ai làm? Suy nghĩ đó vẫn theo tôi đến tận bây giờ”.

 

Hoàng Văn Minh

Nguồn: Báo Lao Động

 

Giải thưởng Kovalevskaia là giải thưởng thường niên dành tặng cho những tập thể, cá nhân nữ khoa học gia xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống, đem lại nhiều lợi ích trên các lĩnh vực – kinh tế, xã hội và văn hóa. Giải thưởng mang tên nhà nữ toán học gốc Nga, Kovalevskaya (1850 – 1891). Từ năm 1985, Giải thưởng Kovalevskaia bắt đầu đến với các nhà khoa học nữ ở Việt Nam. Và đã có 48 cá nhân và 17 tập thể được trao giải này.

 

PGS-TS Đinh Thị Bích Lân cũng nói rằng, thành tựu chị đạt được hôm nay sẽ không có nếu không được gia đình, đặc biệt là chồng chị – anh Phùng Thăng Long ủng hộ. “Với phụ nữ, gia đình là rất quan trọng. Nếu chồng, con không vui, không ủng hộ thì sao mình có thể tập trung cho nghiên cứu được. Vợ chồng tôi cùng ngành nghề, cùng đam mê, cùng chí hướng nên anh ấy đã chia sẻ, giúp đỡ tôi rất nhiều ”.

Cập nhật: 5/20/2018 - Số lượt đọc: 1425
Gửi bài viết qua email In bài viết Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC
Chỉ số chọn lọc – Khả năng trong kỷ nguyên di truyền
PGS-TS Đinh Thị Bích Lân: Thú y là nghề cao quý
Thay đổi mô hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn
Ngành chăn nuôi mất 100.000 tỷ, Chủ tịch Hội gửi thư lên Thủ tướng
Ứng dụng tinh giới tính trong chăn nuôi hiện nay
Cơ hội xuất khẩu thịt lợn đang tới, gạo vẫn trông đợi vào thị trường gần
Sẽ có 10.000 tấn thịt lợn sạch của Việt Nam xuất khẩu sang Hà Lan
Truy xuất nguồn gốc thịt heo đã " Thất thủ"
Nghịch lý chuyện nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Quản lý thịt heo theo chuỗi: Phải làm!
Nỗ lực tìm đường ra cho chăn nuôi
'Năm khốn khó nhất' của doanh nghiệp chăn nuôi lợn
APEC 2017 có thể ‘cứu’ ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Lại thêm gà giảm giá: Bộ NNPTNT cấm nhập khẩu thịt gà từ Mỹ, Brazil
Thức ăn "nuốt" hết lợi nhuận chăn nuôi
Cả nước còn 6 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 và H5N6 tại 4 tỉnh
Thu nhập cao từ nuôi gà xương đen
Thêm 10 'cỗ máy sản xuất bò thịt chất lượng cao' mới bay về Việt Nam
Gà ngoại giá rẻ “ngập” siêu thị
Cúm gia cầm lại bùng phát ở Đài Loan, tiêu hủy 14.000 con gà vịt
Ngăn chặn dịch cúm gia cầm, sâu bệnh trên lúa đông xuân
Vì sao Trung Quốc nhanh chóng dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt từ Brazil?
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung phòng chống cúm gia cầm
Lây nhiễm cúm gia cầm: Nguy cơ từ việc giết mổ tràn lan
Truy xuất nguồn gốc thịt heo: Khó ngắn hạn, lợi lâu dài
Cần loại bỏ các điểm bán gia cầm 'ba không' ở Đồng Nai
Ngăn dịch cúm A/H7N9 từ biên giới: Nỗ lực để ngăn chặn dịch
Hàng loạt nước châu Á cấm nhập khẩu gà từ Mỹ
Bắt giữ 90.000 quả trứng gà không rõ nguồn gốc
Gà Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang Nhật
Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm, LMLM và tai xanh ngày 06/3/2017
Lực lượng Hải quan quyết ngăn gia cầm nhập lậu
Cảnh báo: TP Vinh đã tiêu hủy gần 10.000 gia cầm trong vùng dịch
Đề xuất nâng mức cảnh báo dịch cúm gia cầm A/H7N9
Chưa phát hiện mẫu dương tính với cúm A/H7N9
Cúm gia cầm tại Nam Định bùng phát, 70 người dân phải theo dõi chặt sức khỏe
Nam Định tập trung ngăn cúm gia cầm A/H5N1 lan rộng
Kịch bản ứng phó với dịch cúm gia cầm tại Nghệ An
Cúm A (H7N9) đang tiến sát Việt Nam
Thành lập 8 đội ứng phó nhanh với cúm A/H7N9
Năm tỉnh biên giới phía Bắc sẽ được 'rào' chặt trước nguy cơ dịch cúm A
Tỉ phú nuôi gà cũng phá sản
Ngăn chặn vận chuyển gia cầm qua biên giới
Tăng cường giám sát phát hiện sớm ca bệnh cúm gia cầm trên người
Tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A/H7N9 vào Việt Nam
Việt Nam phát hiện 5 ổ cúm gia cầm, mở rộng giám sát
Phát hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N1 mới, các Bộ họp khẩn cấp
Các nhà đầu tư nói gì về thị trường thú y Châu Á
Trâu khổng lồ 1 tấn, suýt giết chủ vẫn được cưng chiều
Một phụ nữ thiệt mạng sau khi bị gà mái mổ vào tay
Tấm visa cho thịt gà Việt đi Nhật
Đã tìm ra siêu kháng sinh diệt vi khuẩn kháng thuốc
Nuôi heo hữu cơ ở Đan Mạch
Cần bảo vệ ngành chăn nuôi
Thị trường chăn nuôi 2016: Lối đã mở cần hướng đi đúng
Công nghệ xác định giới tính phôi gà
Gà đẻ trứng xanh Araucana
Chăn nuôi trong nước chỉ 'sống' đến năm 2016?
Thịt nội có “đối thủ” trên sân nhà
Các Câu Hỏi Thường Gặp Về Mycotoxin Trong Chăn Nuôi
Ireland xác nhận trưởng hợp mắc bệnh bò điên không điển hình
Thành tỷ phú nhờ nuôi chim trời
Tình hình chănn nuôi tháng 12/2016
Nuôi đẻ chim trời
Để gà đẻ nhiều trứng...
Video mới nhất
Thu nhập hơn 2 tỷ đồng mỗi năm từ nuôi chim bồ câu Pháp | VTC16
Mô hình nuôi ngỗng sinh sản hiệu quả ở Thái Bình
Phóng sự gà xương đen
Hướng dẫn mổ khám gà
Một ngày ở trại gà công nghiệp tại Centerville-Texas
Nuôi chim công
Hệ thống thiết bị trang trại chăn nuôi hiện đại nhất hiện nay
Ôm mộng giàu" cùng đàn hươu Trường Sinh
Kỷ thuật nuôi gà thịt bằng chuồng lạnh

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

LIÊN KẾT

Giao hang

TÌM KIẾM

Từ khoá
 Vistar Vietnam Co,. Ltd                                            
   Nhà máy sản xuất: KCN Phú Thị - Gia Lâm - Hà nội
    Văn phòng Miền Trung: Thọ Thành - Yên Thành - Nghệ An.
Tel: 02386 626 826;
    Văn phòng Tây Nguyên: Nguyễn Công Trứ - Tp Bảo Lộc - Lâm Đồng. Tel: 0982 943 139   
    Văn phòng Miền Tây:  Thị Xã Duyên Hải - Trà Vinh. Tel: 0944 311 622
     E-mail: saovietphar@gmail.com. www.saovietphar.com
     Copyright © 2017. Vistar Vietnam Co, Ltd. All rights reserved                       
Thiết kế web bởi haanhco.,ltd